Căn bệnh APV ở gà được cho là nỗi khiếp sợ của những người làm chăn nuôi gà và cả các sư kê nuôi gà chọi đá. Bệnh APV tương đối nguy hiểm và đặc biệt ở chỗ hiện nay chưa có vacxin chữa trị hoàn toàn 100% căn bệnh này. Vậy, nguyên nhân dẫn đến APV là do đâu? Cách điều trị bệnh như thế nào? Anh em đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé.
Sư kê biết gì về bệnh APV ở gà?
Bệnh APV ở gà được biết đến là loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gà do vi khuẩn gây hại là Avian Pneumo Virus bám vào niêm mạc đường hô hấp của gà khiến gà nhiễm bệnh. Nguy hiểm hơn, nếu như loại virus này gặp được khuẩn Ecoli thì căn bệnh sẽ trở nặng nhanh chóng, khiến gà dễ tử vong hơn.

Những tác hại mà bệnh APV mang đến cho gà
Có thể nói bệnh APV ở gà được xem là nỗi khiếp sợ đối với người chăn nuôi và các sư kê chỉ sau dịch cúm gà mà thôi. Gà nhiễm bệnh APV sẽ không có dấu hiệu rõ ràng để nhận biết từ trước, chính vì vậy khi bệnh trở nặng mới phát hiện ra thì đã quá muộn.
Thời gian ủ bệnh của virus APV là 3 ngày, trong thời gian này, virus sẽ tàn phá cơ thể gà, đặc biệt là đường hô hấp, khiến cho gà có nhiều triệu chứng như: run toàn thân, cơ thể phù nề, mặt, mào bị sưng nặng, mắt, mũi chảy nhiều dịch.
Tác hại của bệnh APV ở gà như sau:
· Đối với gà con: cơ thể gần như không thể phát triển tiếp được nữa, dễ bị chết non
· Đối với gà lấy thịt: cơ thể sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, lông ủ rũ, biếng ăn, bỏ ăn uống. Mặt, mào bị phù nề năng, mắt không thể nào mở được. Đặc biệt, bệnh sẽ khiến gà bị phù nề nặng và chết trong khoảng 5 ngày
· Đối với gà đẻ: đương nhiêu sẽ khiến năng suất đẻ trứng giảm. Bệnh APV sẽ khiến cho buồng trứng của gà bị biến dạng, teo tóp thậm chí vỡ buồng trứng. Số lượng trứng gà đẻ ra ngày càng ít, kém chất lượng, giảm năng suất kinh tế cho người nuôi
· Đối với gà lấy giống: thông thường nếu nhiễm bệnh APV, tỷ lệ nở của trứng gà cũng sẽ suy giảm, khiến cho người chăn nuôi lo lắng. Số lượng gà con nở sẽ ít đi và thường mắc các bệnh dị dạng, yếu chân, dễ tử vong sau vài ngày nở
Những triệu chứng của bệnh APV ở gà
Căn bệnh cực kỳ nguy hiểm này khiến cho gà nhiễm bệnh ở bất cứ giai đoạn phát triển nào của gà. Do bệnh APV ở gà có rất nhiều triệu chứng tương đối giống với một số bệnh về đường hô hấp thường gặp nên các sư kê hay bị nhầm lẫn với bệnh khác.

Bên cạnh đó, bệnh APV thường xuất hiện kèm theo nhiều bệnh khác rất nguy hiểm như: bệnh thương hàn, bệnh Gumboro, Ecoli,… Điều này khiến cho chiến kê dễ tử vong hơn.
Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh APV như :
· Gà sẽ bị sủi bọt mắt và bọt mép
· Tiếng thở bị khò khè, đôi khi anh em có thể nghe thấy tiếng ho nhẹ
· Mặt mũi bị sưng lên, mắt không thể mở được, đầu bị phù nề nghiêm trọng
· Cơ thể trở trên gầy còm xanh xao, bị viêm loét cả trong và ngoài cơ thể
· Nếu gà đẻ trứng thì trứng sẽ bị dị dạng, vỏ mỏng, dễ vỡ
Trong trường hợp gà đã chết do bệnh APV, các bác sĩ thú y khi giải phẫu cơ thể gà bệnh sẽ phát hiện ra những bệnh tích như sau:
· Phần bên trong da mặt, da đầu của gà bị bao bọc bởi lớp dịch nhầy màu vàng
· Mắt dính chặt, hoàn toàn bị mù
· Trong phần khí quản và phổi sẽ bị tràn dịch nhầy màu vàng đục. Trường hợp gà bị bệnh APV thể nặng kết hợp với khuẩn Ecoli thì màng phổi sẽ bị xuất huyết
· Buồng trứng bị teo tóp, nhiều trứng non bị dập nát
Phương pháp chữa trị bệnh APV ở gà theo chia sẻ của chuyên gia
Bệnh APV ở gà là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm với tỷ lệ lây nhiễm và tử vong rất cao. Đặc biệt, bệnh này hoàn toàn chưa có vacxin để chữa trị dứt điểm. Chính vì vậy, nếu như gà chiến đã từng mắc bệnh APV, rất có thể vẫn bị tái nhiễm nếu như không chăm sóc đúng cách.

Bệnh APV ở gà không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong mà hầu hết trong giai đoạn cuối, gà chiến thường mắc thêm nhiều bệnh khác nữa mới dẫn đến tử vong. Một số bệnh có thể kèm theo APV như: tụ huyết trùng, bệnh cầu trùng, thương hàn, Ecoli,…
Không có một phương pháp nào chữa trị triệt để được căn bệnh này. Các bác sĩ thú y và chuyên gia y tế thú y đều khuyến người chăn nuôi làm theo các bước sau nếu như phát hiện gà của mình mắc bệnh APV.
· Bước 1: Ngay khi phát hiện trong chuồng có những con gà bị bệnh, anh em sư kê nên thực hiện tách đàn đối với những con khỏe mạnh. Việc cách lý càng nhanh càng tốt.
· Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, phun khử khuẩn để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn. Nên thực hiện việc này 2 lần mỗi ngày
· Bước 3: Anh em sẽ mua thuốc bổ sung kháng thể cho gà mắc bệnh. Cần phải phụ thuộc vào các triệu chứng thứ phát để chữa trị vì bệnh APV ở gà thường kèm theo 1 căn bệnh khác
· Bước 4: Chế độ dinh dưỡng cần được thay đổi, anh em nên mua các loại thuốc điều trị cơ bản theo hướng dẫn của bác sĩ thú ý và pha vào thức ăn cũng như nước cho gà sử dụng
Có vacxin điều trị bệnh APV ở gà hay chưa?
Theo như thông tin chúng tôi tìm hiểu dược, hiện nay ở Việt Nam chưa sản xuất được loại vacxin nào có tính tiêu diệt triệt để virus APV gây bệnh ở gà. Các khuyến cáo của bác sĩ thú y cũng chỉ mang tính chất tương đối và nhằm làm hạn chế phát sinh thêm các bệnh thứ phát trên gà nhiễm bệnh APV mà thôi.

Anh em nên tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ thú y như sau:
· Sử dụng thuốc tăng đề kháng và sức khỏe cho gà
· Khi phát hiện ra các căn bệnh thứ phát trên gà, anh em nên tiêm vacxin bệnh đó để điều trị dứt điểm ngay lập tức
· Kết hợp cho ăn, cho uống với các loại vitamin, men tiêu hóa, men vi sinh giúp cho gà có sức chống chịu cao hơn
· Nếu gà chết quá nhiều cần gọi nhân viên y tế đến để tiêu diệt và khử trùng theo quy định
Trong trường hợp số ca nhiễm bệnh APV ở gà ngày một tăng cao, đàn nào cũng bị mắc bệnh thì cần thực hiện như sau:
· Đảm bảo công tác vệ sinh môi trường sống của gà, chuồng trại, nhà cửa, vườn đầy đủ bằng các loại dung dịch kháng khuẩn
· Thực hiện theo dõi tình hình, diễn biến của bệnh để cách ly kịp thời gà khỏe mạnh ra khỏi đàn
· Không tiêu thụ thực phẩm bao gồm: thịt, trứng của gà đang nhiễm bệnh
· Tiêu hủy đúng cách, không tự ý chôn, đốt khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ thú y
· Tuyên truyền để người chăn nuôi hiểu được sự nguy hiểm của bệnh APV ở gà và phòng tránh kịp thời
Lời kết
Tóm lại, căn bệnh APV ở gà là một bệnh nguy hiểm hiện nay chưa có vacxin hay thuốc chữa trị hoàn toàn. Chính vì vậy, người chăn nuôi và anh em sư kê luôn luôn chú ý đảm bảo công tác phòng chống bệnh này hiệu quả nhất trên đàn gà của mình.