Hiểu rõ về bệnh gà bị khò khè – Cách chữa trị kịp thời

Triệu chứng gà bị khò khè diễn ra cực kỳ phổ biến, có thể xuất hiện ở gà bình thường và cả gà tre, gà chọi. Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp của gà. Do đó, rất nhiều sư kê tỏ ra lo lắng về tình trạng bệnh của gà chiến của mình. Anh em đừng lo, hãy cùng theo dõi thông tin chúng tôi chia sẻ để có giải pháp chữa trị kịp thời nhé.

Gà bị khò khè là do đâu?

Gà bị khò khè, khó thở là một chứng bệnh thường gặp tại những đàn gà lớn và cả những chiến kê gà chọi quý. Căn bệnh này khiến cho đường hô hấp của gà khó khăn hơn trong việc thở, một số trường hợp còn gây viêm nhiễm đường hô hấp và nặng hơn có thể tử vong.

Hiểu rõ về bệnh gà bị khò khè – Cách chữa trị kịp thời
Gà bị khò khè do rất nhiều nguyên nhân khác nhau

Hiện nay, các chuyên gia đều cho rằng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau cả khách quan và di truyền dẫn tới việc gà bị khò khè. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

·        Gà bị nhiễm khuẩn do môi trường: đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến triệu chứng khò khè của gà. Việc vệ sinh chuồng trại không thường xuyên sẽ khiến vi khuẩn tích tụ và bám vào niêm mạc đường hô hấp của gà gây là hiện tượng khó thở.

·        Gà bị di truyền từ thế hệ trước: nguyên nhân di truyền cũng khiến cho gà có thể mắc bệnh khò khè hoặc khó thở. Rất có thể gà mẹ đã từng bị mắc bệnh về đường hô hấp nên thế hệ sau cũng bị theo

·        Gà đã điều trị nhưng vẫn chưa loại bỏ hết vi khuẩn: thông thường các chiến kê khi được điều trị thì rất nhanh khỏi, tuy nhiên một số dòng vi khuẩn bám lâu trong niêm mạc đường hô hấp của gà như Mycoplasma sẽ gây ra các triệu chứng nặng hơn nếu như không được chữa trị dứt điểm. Chủng vi khuẩn này đặc biệt nguy hiểm với gà đang úm.

·        Gà chọi bị thương: đây là trường hợp xảy ra với các chiến kê đi đá nhiều, khi bị thương mà sư kê không vệ sinh, băng bó kịp thời sẽ khiến vết thương lâu khỏi, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể không chỉ gây bệnh đường hô hấp mà còn rất nhiều bệnh nguy hiểm khác.

·        Chuồng trại ẩm thấp, thiếu không khí: đây là nguyên nhân do chủ trang trại gà không thiết kế 1 hu chuồng trại theo tiêu chuẩn. Nếu như chiến kê bị nuôi nhốt quá lâu trong môi trường chật hẹp, thiếu không khí cùng sẽ khiến gà bị khò khè

·        Do thay đổi thời tiết: đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến gà bị khò khè, nhất là vào mùa mưa hoặc mùa đông có không khí lạnh dễ khiến gà khó thở hơn

Dấu hiệu nhận biết khò khè ở gà

Việc xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị khò khè sẽ giúp các sư kê và chủ trại gà đưa ra được những phương pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh những nguyên nhân ở trên, anh em cũng nên quan sát các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh để biết cách chữa trị. Dưới đây là những biểu hiện rõ nhất của gà bị khò khè:

Hiểu rõ về bệnh gà bị khò khè – Cách chữa trị kịp thời
Dấu hiệu đặc trưng gà bị khò khè thông qua tiếng thở

·        Miệng gà thường xuyên chảy dịch, nhớt, đờm

·        Tiếng thở khò khè, khó thở, hoặc rít lên từng tiếng

·        Dáng đứng không vững chãi, lông ủ rũ

·        Gà ăn ít đi, uống nhiều nước

·        Phân gà có màu khác thường

Làm cách nào để chữa trị gà bị khò khè hiệu quả nhất?

Khi đã xác định được nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Anh em sư kê bắt đầu tìm kiếm các phương pháp chữa trị bệnh khò khè ở gà. Đối với các chứng bệnh nhẹ, sư kê có thể áp dụng những bài thuốc nam dân gian để cho gà uống. Một số bài thuốc đó như:

·        Cho gà uống nước gừng chắt lọc với chút muối hoặc anh em sư kê đun nước gừng lên cho gà uống

·        Ngoài ra, tỏi cũng được coi là vị thuốc chữa bệnh khò khè ở gà hiệu quả, anh em nên sử dụng rượu ngâm tỏi hoặc nước tỏi cho gà uống. Cũng có thể đập nhỏ tép tỏi và cho gà chiến ăn trực tiếp

Nếu như bệnh khò khè của gà chiến trở nặng hoặc có những biểu hiện bất thường thì anh em sử dụng các loại thuốc để cho gà uống.

Cách tốt nhất, nhanh chóng nhất để chữa trị gà bị khò khè chính là sử dụng thuốc tây. Tuy nhiên, liều lượng và cách dùng thì anh em cần tham khảo bác sĩ thú y nhé. Dưới đây là một số loại thuốc sư kê có thể sử dụng:

Hiểu rõ về bệnh gà bị khò khè – Cách chữa trị kịp thời
Sư kê cho gà uống thuốc tây để chữa khò khè

·        Nếu như tình trạng gà khò khè chưa chuyển biến nặng, anh em nên cho gà sử dụng thuốc Ery trong những ngày đầu tiên. Mỗi ngày cho gà uống 2 lần sáng và tối. Loại thuốc này anh em cho gà uống trực tiếp hoặc trộn lẫn với thức ăn cho gà dễ ăn. Trong những ngày tiếp theo, anh em tăng liều lượng lên 1 viên mỗi ngày.

·        Trong trường hợp cho gà uống thuốc Ery mà vẫn không khỏi thì các sư kê sử dụng dòng thuốc trị hen của Thái lan. Loại thuốc này là nước uống nhưng với nồng độ cao. Chính vì vậy, anh em nên pha nước để cho gà sử dụng. Lưu ý là chỉ khi gà bị khò khè quá nặng mới dùng đến loại thuốc này.

Trong trường hợp gà con bị khò khè, anh em cần theo dõi thêm các triệu chứng khác nữa để phán đoán đúng bệnh và chữa trị kịp thời. Thông thường đối với gà con, anh em thường sử dụng các loại thuốc tây với liều lượng nhỏ hoặc các vị thuốc nam để chữa trị cho gà con.

Nếu như số lượng gà bị khò khè, khó thở nhiều trong một chuồng, anh em nuôi gà nên tách đàn những con nhiễm bệnh sang một chuồng riêng, không để chúng chung 1 chuồng rất dễ bị lây chéo cho nhau.

Những giải pháp phòng bệnh gà bị khò khè

Ông cha ta dạy không có sai: phòng bệnh hơn chữa bệnh. Đặc biệt đối với loại gia cầm như gà rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Do đó, việc phòng bệnh lại càng được chú trọng hơn nữa. Sau đây là 1 số biện pháp để phòng ngừa gà bị khò khè hiệu quả nhất:

Hiểu rõ về bệnh gà bị khò khè – Cách chữa trị kịp thời
Đảm bảo vệ sinh chuồng trại và dinh dưỡng

·        Vệ sinh chuồng trại luôn luôn là cách làm để phòng ngừa mọi bệnh tật trên gà trong đó có bệnh khò khè

·        Thiết kế chuồng trại hợp lý, đảm bảo khô thoáng, mát mẻ, có độ ẩm, nhiệt độ và không khí thích hợp

·        Thực hiện đầy đủ các mũi tiêm chủng phòng ngừa bệnh tật cho gà, đặc biệt là trong giai đoạn gà phát triển, không nên bỏ qua mũi tiêm nào cả

·        Đối với sư kê nuôi gà chọi đá, anh em cần chăm sóc gà chọi kỹ càng hơn. Khi đi đá về cần rửa sạch các vết thương chiến kê gặp phải, om bóp và cho gà uống rượu thuốc để nâng cao sức khỏe đường hô hấp

·        Tách đàn ngay khi nhận thấy có số lượng gà nhiễm bệnh khò khè gia tăng

·        Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết hoặc các loại vitamin, tăng lực giúp gà gia tăng sức đề kháng

Kết luận

Gà bị khò khè là một trong những biểu hiện của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Khi nhận thấy các dấu hiệu như thông tin chúng tôi cung cấp, anh em sư kê cần theo dõi và phán đoán nguyên nhân cũng như cách chữa trị kịp thời. Hi vọng rằng, thông qua bài chia sẻ này, anh em đã có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc đàn gà của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *