Khám phá bệnh cầu trùng trên gà – cách điều trị hữu hiệu

Đối với những trang trại gà lớn hay với những người nuôi gà chọi, bệnh cầu trùng là một trong những căn bệnh thường gặp và khá nguy hiểm. Vậy làm cách nào để anh em có thể nhận biết các dấu hiệu của bệnh nhiễm cầu trùng trên gà? Cách chữa trị an toàn và hiệu quả nhất là gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay bây giờ nhé.

Tìm hiểu về bệnh cầu trùng

Trong tất cả các loại bệnh thường gặp ở gà, nhiễm cầu trùng được xem là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao nhất nếu sư kê không điều trị đúng cách. Bệnh nhiễm cầu trùng là bệnh lý ở đường tiêu hóa của gà. Vi khuẩn, ký sinh trùng sẽ qua đường thức ăn, nước uống và đi vào hệ tiêu hóa của gà.

Khám phá bệnh cầu trùng trên gà – cách điều trị hữu hiệu
Bệnh cầu trùng rất nguy hiểm cho gà

Ký sinh trùng sẽ di chuyển tới phần ruột non, manh tràng của gà và sống bám tại đó, chúng sẽ hút hết chất dinh dưỡng mà gà nạp vào cơ thể mỗi ngày. Điều này làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của gà. Nếu như để lâu, cơ thể gà sẽ gầy còm, ốm yếu và không còn sức đề kháng khỏe mạnh chống lại bệnh tật và dễ tử vong.

Theo thống kê từ các chuyên gia, tỷ lệ gà bị mắc nhiễm cầu trùng sẽ cao hơn đối với những anh em nuôi gà trên nền đất, thấp hơn đối với việc nuôi gà trên nền chuồng đã đổ bê tông.

Gà bị nhiễm cầu trùng do đâu?

Như đã giới thiệu ở trên, bệnh cầu trùng ở gà thường do các loại ký sinh trùng sống ký sinh trong hệ tiêu hóa của gà tạo ra. Nhóm ký sinh trùng này mang tên là Protoza. Một số dòng ký sinh trùng gây bệnh nhiễm cầu trùng ở gà xuất hiện nhiều nhất như:

·        Khuẩn Eimeria Necatrix: loại này thường ký sinh ở trong ruột non của gà

·        Khuẩn Eimeria Acervulina: loại ký sinh này thường xuất hiện ở phía đầu của ruột non

·        Khuẩn Eimeria Maxima: đây là loại ký sinh trùng ở giữa ruột non

·        Khuẩn Eimeria Brunetti: loại khuẩn này sẽ làm tổ ở phần ruột già

·        Khuẩn Eimeria Tenella: đây là khuẩn ký sinh trùng tại manh tràng

Ngoài ra, còn có một số loại Khuẩn Eimeria khác nhưng chúng ít gây bệnh nhiễm cầu trùng hơn.

Khám phá bệnh cầu trùng trên gà – cách điều trị hữu hiệu
Chu trình lây nhiễm bệnh cầu trùng

Triệu chứng của bệnh cầu trùng

Để nhận biết được gà bị nhiễm bệnh cầu trùng cũng không có gì phức tạp, các triệu chứng của căn bệnh này đều được thể hiện rõ ra bên ngoài. Chính vì vậy, chủ trang trại và các sư kê có thể dễ dàng nắm bắt và nhận biết dấu hiệu bệnh.

Nhiễm cầu trùng manh tràng

Một trong những thể nặng nhất của bệnh nhiễm cầu trùng đó là bị  ở manh tràng. Thời gian bệnh thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 7 sau khi gà mới úm. Lúc này, manh tràng của gà con mới phát triển chưa hoàn thiện nên rất dễ bị các loại khuẩn ký sinh tấn công. Một số triệu chứng dễ nhận biết như sau:

·        Phân hơi lỏng, có màu đỏ

·        Gà kêu nhiều hơn, tiếng kêu khè khè, lông bết, cánh bị rũ xuống

·        Gà sẽ ít di chuyển, ít ăn hơn bình thường, chỉ uống nước

Nhiễm cầu trùng ruột non

Cũng phổ biến không kém đó chính là bệnh cầu trùng ký sinh ở ruột non của gà. Bệnh này chủ yếu xuất hiện ở lứa đầu của gà chọi, sau lần thay lông thứ nhất. Chính vì vậy, anh em sư kê nên quan sát và phòng tránh cho gà chiến của mình. Các dấu hiệu của bệnh như sau:

·        Gà chọi bị tiêu chảy, viêm đường ruột, ăn ít đi

·        Phân gà có lẫn cả máu, lỏng, lẫn nước

Quá trình lây bệnh cầu trùng

Bệnh cầu trùng liên quan trực tiếp đến việc ăn uống và môi trường sống của gà. Đây là một loại bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Những con gà đã bị bệnh sẽ thường tiết ra ký sinh trùng thông qua phân rơi vãi xuống nền chuồng. Nếu như không được dọn dẹp, những con gà khỏe mạnh sẽ tiếp xúc với phân nhiễm ký sinh trùng và sẽ bị nhiễm thông qua quá trình ăn uống.

Tổng hợp cách chữa trị bệnh nhiễm cầu trùng hiệu quả

Sau khi đã nắm bắt được nguyên nhân và những triệu chứng của bệnh cầu trùng, anh em sư kê sẽ có thể nhanh chóng tìm cách chữa trị nếu như gà của mình. Dưới đây là những phương pháp điều trị cho gà bị mắc bệnh cầu trùng.

Khám phá bệnh cầu trùng trên gà – cách điều trị hữu hiệu
Những dạng nhiễm cầu trùng thường gặp

Phương pháp thứ 1

Đối với bệnh cầu trùng ở thể nhẹ, anh em có thể thực hiện như sau:

·        Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, chủ yếu là thay phần chất thải dưới nền chuồng để giảm thiểu nguy cơ gây bệnh cho gà

·        Sư kê nên phun khử khuẩn vào chuồng trại nếu như đàn gà có nhiều con bị cầu trùng

·        Cho gà uống thuốc Vinacoc ACB theo tỷ lệ và liều lượng do bác sĩ thú y cung cấp. Nên cho gà uống thuốc khoảng 1 tuần

·        Trường hợp gà bị nhiễm cầu trùng mà đi ngoài ra máu thì anh em sẽ cho gà dùng thuốc Anticoccid với liều lượng theo đơn

Phương pháp thứ 2

Đối với những gà chiến có bệnh trở nặng hoặc cả đàn gà rất nhiều con bị nhiễm khuẩn cầu trùng, anh em nên sử dụng các sau đây:

·        Sử dụng thuốc Amprolium pha trực tiếp vào nước và cho đàn gà của mình uống. Mỗi ngày 2 lần, cho uống trong khoảng 5 đến 7 ngày và theo dõi các triệu chứng của gà bị bệnh. Nếu như bệnh của gà nhẹ đi thì sẽ cắt bớt liều lượng trong mỗi lần pha.

·        Dùng thuốc Oxytetracylin trộn cùng với thức ăn cho gà ăn, liều lượng và cách dùng sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Sư kê nên cho gà ăn từ 3 đến 5 ngày sẽ khỏi bệnh

·        Trường hợp nặng nhất, anh em sẽ pha Toltrazuril cho gà uống với tỷ lệ 1ml/1l nước. Cứ sau 6 tiếng anh em sẽ thay nước 1 lần cho gà. Duy trì liều lượng như trên trong vòng 3 ngày liên tiếp. Nếu như tình trạng bệnh của gà giảm đi thì giảm liều lượng. Nếu không khỏi thì vẫn giữ nguyên liều lượng và cho gà sử dụng thêm 7 ngày nữa

Một số lưu ý dành cho các sư kê khi chữa trị bệnh cầu trùng cho chiến kê như sau:

·        Anh em không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc với liều lượng nào, hãy tuân thủ các chỉ định của bác sĩ thú y

·        Anh em không nên cho gà sử dụng quá nhiều loại thuốc cùng lúc, điều này sẽ sinh ra nhiều phản ứng phụ cho gà

·        Nên điều trị có lộ trình từ 5 đến 7 ngày

. Chủ nuôi gà nên tiêm vacxin ngay khi gà mới úm để phòng tránh bệnh về sau

Khám phá bệnh cầu trùng trên gà – cách điều trị hữu hiệu
Cần điều trị kịp thời cho gà bệnh

Một số phương pháp phòng bệnh cầu trùng anh em nên biết

Nếu như gà chưa bị bệnh, anh em có thể áp dụng một số cách sau đây để có thể phòng tránh hiệu quả căn bệnh nguy hiểm này cho đàn gà của mình:

·        Khử khuẩn chuồng trại, lồng nhốt gà thường xuyên để vệ sinh hết vi khuẩn, nấm mốc

·        Nên xây chuồng trại thoáng mát, khô ráo, tránh những nơi ẩm ướt

·        Không nên nuôi chung lứa giữa lứa mới và lứa cũ

·        Tiêm chủng vacxin đầy đủ cho gà ngay khi còn nhỏ để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh

Tỷ lệ mắc bệnh cầu trùng ở gà tại Việt Nam là rất cao, có thể lên đến 50% số lượng gà trên cả nước. Chính vì vậy, anh em cần nhận biết nguyên nhân và cách chữa trị kịp thời trước khi quá muộn.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp tới anh em sư kê những kiến thức về căn bệnh cầu trùng trên gà. Mong rằng, anh em đã có thêm những kinh nghiệm quý báu để phòng bệnh và điều trị cho gà một cách chính xác và uy tín nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *