Những thông tin cần biết về bệnh bạch lỵ ở gà

Trong số các loại bệnh thường gặp trên gà, bệnh bạch lỵ được xem là phổ biến và thường gặp nhất. Căn bệnh này không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của gà, tuy nhiên nếu để lâu thì chiến kê cũng sẽ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển. vậy, nguyên nhân gây ra bệnh bạch lỵ ở gà là do đâu? Cách chữa trị bệnh này có phức tạp hay không? Anh em hãy theo dõi những chia sẻ của chúng tôi nhé.

Vài nét về bệnh bạch lỵ ở gà

Bệnh bạch lỵ ở gà là căn bệnh liên quan trực tiếp đến đường tiêu hóa của gà do loại vi khuẩn truyền nhiễm là Salmonella Pullorum gây ra. Bệnh bạch lỵ chủ yếu diễn ra trên cơ thể gà từ 1 đến 4 tuần tuổi. Như vậy, gà con chính là đối tượng mà vi khuẩn bạch lỵ nhắm tới. Không chỉ xuất hiện trên gà, bệnh bạch lỵ cũng xuất hiện trên nhiều loại gia cầm khác nữa.

Những thông tin mà bạn cần biết về bệnh bạch lỵ ở gà
Bệnh bạch lỵ ở gà là bệnh thường xuyên xuất hiện

Vi khuẩn sinh ra bệnh bạch lỵ trên gà có thời gian tồn tại cực kỳ lâu, chúng thường xuất hiện khoảng 3 tháng trước khi bị chết trong môi trường tự nhiên. Do đó, nếu như gà con úm không đúng cách sẽ rất dễ mắc bệnh bạch lỵ. Vi khuẩn gây bạch lỵ thường tồn tại trong môi trường ẩm, ở nền đất hoặc nền chuồng không được vệ sinh, chúng sẽ chờ cơ hội để xâm nhập vào cơ thể gà.

Tốc độ lây lan của căn bệnh bạch lỵ trên gà là khá nhanh, anh em sư kê chăn nuôi gà cần nhận biết và xử lý kịp thời khi phát hiện gà nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, thường xuyên tiêu diệt các loại nấm, vi khuẩn, vi rút trong chuồng trại bằng thuốc khử khuẩn cũng sẽ giúp cho gà tránh nguy cơ mắc bệnh bạch lỵ.

Tìm hiểu những triệu chứng của bệnh bạch lỵ

Gà mắc bệnh bạch lỵ thường có những biểu hiện khá rõ ràng, người chăn nuôi và các sư kê có thể quan sát thấy bằng mắt thường. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh này đó là:

·        Gà thường chán ăn, bỏ ăn, trông dáng điệu rũ rượi, thường đứng túm tụm lại với nhau

·        Gà mắc bạch lỵ đi ngoài ra nước hoặc phân có màu trắng, xanh lẫn lộn

·        Bệnh sẽ khiến gà bị tiêu chảy

·        Gà con nhiễm bệnh khoảng 3 ngày là sẽ có nguy cơ tử vong rất cao

Những thông tin mà bạn cần biết về bệnh bạch lỵ ở gà
Bệnh gây nhiều triệu chứng khiến gà đi ngoài

Ngoài ra, đối với những con gà vượt qua giai đoạn nặng nhất của bệnh mà vẫn không được điều trị khỏi thì nguy cơ di truyền bệnh bạch lỵ cho thế hệ tiếp theo cũng rất lớn lên đến trên 50%.

Bên cạnh đó, bệnh bạch lỵ ở gà mặc dù rất dễ chữa, tuy nhiên vẫn sẽ để lại những di chứng đến lúc gà trưởng thành như: biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn,… Đặc biệt nếu như về sau gà mắc bệnh thương hàn thì tỷ lệ tử vong sẽ rất cao.

Những nguyên nhân gây bệnh bạch lỵ

Bệnh bạch lỵ ở gà thường do rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tạo thành. Các chuyên gia thú y đưa ra một số nguyên nhân cơ bản như sau:

·        Do lây nhiễm di truyền từ mẹ sang con. Trong trường hợp gà mẹ bị mắc bệnh bạch lỵ từ trước, vi khuẩn vẫn sẽ tồn tại trong cơ thể và di truyền thông qua việc đẻ trứng, gà con mới nở ra cũng sẽ mang gen bị bệnh bạch lỵ bẩm sinh

·        Do môi trường sống không an toàn, đây là một nguyên nhân phổ biến do vệ sinh chuồng trại kém, máng ăn, máng nước không được rửa thường xuyên khiến cho bụi bẩn, vi khuẩn bám vào. Khi gà ăn vào sẽ ăn cả vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể

·        Lây bệnh từ những con gà khác cũng là nguyên nhân khiến đàn gà dễ bị bạch lỵ. Bệnh bạch lỵ ở gà có diễn biến rất nhanh, lây lan trên diện rộng nên nếu không tách gà bệnh ra khỏi gà khỏe mạnh thì tình trạng lây nhiễm chéo sẽ tăng cao

·        Do không tiêm chủng vacxin phòng bệnh theo chỉ dẫn cũng khiến gà không có đề kháng để chống lại bệnh bạch lỵ nếu mắc phải

Những thông tin mà bạn cần biết về bệnh bạch lỵ ở gà
Bệnh bạch lỵ thường xuất hiện ở gà con khoảng 1 đến 2 tuần tuổi

Những cách điều trị bệnh bạch lỵ ở gà từ bác sĩ thú y

Khi đã nắm chắc nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh, người chăn nuôi có thể dễ dàng tìm kiếm các phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay việc điều trị bệnh bạch lỵ ở gà bằng thuốc tây đang được sử dụng phổ biến nhất.

Hầu hết anh em đều sử dụng các loại thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y để mau chóng chữa bệnh cho gà như: Florphenicol, Enrofloxacin, Kanamycin, Gentamycin,… Bên cạnh đó, anh em cũng nên bổ sung thêm các loại vitamin và điện giải để bù nước và dinh dưỡng cho gà.

Đảm bảo chế độ ăn đủ chất trong quá trình gà điều trị bệnh bạch lỵ. Có thể giảm khẩu phần ăn cho gà và tăng cường cho gà uống nước có pha thêm men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa.

Phòng bệnh bạch lỵ ở gà hiệu quả

Bệnh bạch lỵ ở gà không phải là căn bệnh quá nguy hiểm, nguy hiểm hay không là do cách phòng tránh của người chăn nuôi. Để gà khỏe mạnh và tránh xa các yếu tố gây bệnh thì anh em nên thực hiện các biện pháp như sau:

Những thông tin mà bạn cần biết về bệnh bạch lỵ ở gà
Vệ sinh chuồng trại, máng ăn là cách phòng tránh bệnh bạch lỵ ở gà

·        Đầu tiên là việc vệ sinh trang trại, lồng nuôi nhốt định kỳ. Giữ cho môi trường sống của gà luôn thoáng mát đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm thích hợp

·        Nên nuôi mỗi lứa gà cách nhau từ 15 đến 20 ngày, tuyệt đối không nhốt gà khác lứa chung một chuồng

·        Xung quanh chuồng trại có thể trồng 1 số loài thực vật phòng chống bệnh từ xa như: cây sả, cây xạ hương,…

·        Kiểm tra và đảm bảo nguồn thức ăn sạch, uy tín cung cấp cho gà, tránh cho gà ăn phải những loại thực phẩm mốc, ôi thiu, hoặc nhiễm độc tố

·        Tiêm chủng đầy đủ, bổ sung thêm các loại thuốc kháng sinh giúp gà có khả năng chống chọi bệnh tật cao hơn

Như vậy, bệnh bạch lỵ ở gà là điều hầu như anh em nào cũng từng gặp. Mong rằng với những kiến thức hữu ích chúng tôi cung cấp, người chăn nuôi đã có những biện pháp phòng bệnh bạch lỵ ở gà 1 cách hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *