Việc phòng bệnh gà con được rất nhiều các sư kê để ý. Bởi gà mới nở hay gà con là giai đoạn vô cùng nhạy cảm, gà sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh từ môi trường xung quanh. Hiện nay có rất nhiều cách thức phòng bệnh cho gà con khác nhau. Hãy cùng chúng tôi khám phá những cách phòng bệnh được sử dụng nhiều nhất hiện nay nhé.
Lợi ích của việc phòng bệnh gà con
Gà con được biết đến là gà trong độ tuổi từ 7 đến 21 ngày tuổi. Cũng giống như con người, gà con trong thời gian này có hệ cơ thể còn rất yếu, rất dễ mắc phải các loại vi khuẩn, bệnh từ môi trường sống xung quanh. Chính vì vậy, việc phòng bệnh cho gà con là vô cùng cần thiết, điều này mang đến một số lợi ích như sau:

· Giúp gà con mau chóng vượt qua giai đoạn đầu nhạy cảm và phát triển cứng cáp hơn
· Giảm tiêu hao chi phí khi gà bị bệnh khi lớn lên
· Phòng tránh từ ban đầu các bệnh nguy hiểm mà chiến kê có thể mắc phải
Do đó, việc phòng bệnh gà con được xem là giải pháp cần thiết để giúp cho người nuôi gà, đặc biệt là các sư kê yên tâm hơn. Dưới đây là một số cách phòng bệnh hiệu quả nhất đến từ các chuyên gia nuôi gà.
Úm gà là khâu quan trọng nhất trong phòng bệnh gà con
Phương pháp phòng bệnh gà con đầu tiên và cơ bản nhất mà các sư kê cần thực hiện đó là bước úm gà. Không chỉ ở gà chọi mà gà bình thường cũng cần úm hiệu quả để ngăn ngừa các bệnh phát sinh khi gà mới nở.
Để gà có thể khỏe mạnh và phát triển bình thường, bên cạnh việc chọn giống tốt, các sư kê cần úm gà 1 cách chuẩn xác nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong của gà con. Cũng tương tự như 1 tháng ở cữ của trẻ con, gà con cũng như vậy, sư kê cần bố trí chuồng trại thoáng mát và kín gió để tránh gió độc thổi trực tiếp vào gà con dẫn đến tử vong.
Đặc biệt, gà con dưới 20 ngày tuổi sẽ rất mẫn cảm với không khí, nếu như sư kê không úm gà cẩn thận sẽ khiến gà con gặp các vấn đề về đường hô hấp, bị cảm lạnh và có thể dẫn đến tử vong.
Bên cạnh việc kín gió, nhiệt độ môi trường cũng là yếu tố tiên quyết dẫn đến việc phát triển bình thường của gà con. Cách phòng bệnh gà con tốt nhất là duy trì nhiệt độ từ 32 đến 35 độ C cho gà non mới nở. Sư kê có thể thắp điện cả ngày lẫn đêm để tạo nhiệt độ phù hợp cho gà con sinh hoạt.
Một điều hết sức lưu ý khi các sư kê úm gà đó là việc gà con đứng tụ tập dày vào một vị trí. Rất có thể chúng đang cảm thấy bị lạnh, do đó anh em nuôi gà nên điều chỉnh tăng nhiệt độ để gà con có thể cảm thấy đủ ấm. Ngược lại nếu như cảm thấy nhiệt độ trong chuồng úm quá nóng, anh em hãy giảm nhiệt độ xuống một chút nhé.
Đảm bảo thức ăn dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng dành cho gà con cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho các sư kê phòng bệnh gà con một cách hiệu quả. Vì gà mới nở, hệ tiêu hóa còn khá yếu nên chúng chưa thể ăn như gà trưởng thành. Đặc biệt là trong một vài ngày đầu tiên, sư kê không nên cho gà ăn vì trong ruột của gà con chưa ổn định nên sẽ dễ bị khó tiêu và gây vỡ ruột.

Hiện nay, thức ăn cho gà con cực kì dễ tìm và mua được. Anh em nên cho gà con ăn các loại cám công nghiệp hoặc cám viên dành cho gà con. Ngoài ra, các sư kê cũng có thể bổ sung thêm vitamin và men tiêu hóa vào thức ăn cho gà.
Giờ giấc cho ăn cũng cần khoa học và tuân thủ chặt chẽ khuyến cáo của chuyên gia. Anh em không nên để lồng thức ăn thường xuyên, nên chia nhỏ các bữa thành khoảng 5 bữa mỗi ngày. Mỗi lần cho gà con ăn với 1 lượng ít vừa đủ để chúng vừa ăn vừa tiêu hóa được hết.
Nước uống đảm bảo vệ sinh
Phòng bệnh gà con thì nên sử dụng các loại nước tinh khiết, không nên cho gà con uống các loại nước bị lẫn tạp chất, điều này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của gà. Tuyệt đối không nên để gà con bị thiếu nước hoặc uống lại nước cũ. Mỗi ngày, anh em sư kê nên thay nước từ 3 đến 5 lần.
Anh em sư kê cũng có thể pha thêm vitamin, khoáng chất vào nước để gà con có thể uống và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Anh em nên cho gà uống nhiều vitamin C để thúc gà mau ăn và tăng sức đề kháng tốt nhất.
Vệ sinh lồng úm gà con thường xuyên
Môi trường sạch sẽ là cách tốt nhất để phòng bệnh hiệu quả. Anh em sư kê nên vệ sinh chuồng trại bằng dung dịch sát khuẩn mua ở hiệu thuốc thú y. Điều này giúp cho môi trường xung quanh gà con được diệt trùng sạch sẽ. Bên cạnh đó, từ 2 đến 3 ngày, anh em nên dọn dẹp chuồng trại 1 lần để mang đến môi trường sống an toàn nhất.
Để phòng bệnh cho gà con tốt nhất, anh em nên rải một lớp trấu bên trong chuồng úm để gà có thể đi lại, sinh hoạt dễ dàng. Điều này cũng giúp cho sư kê vệ sinh chuồng trại đơn giản hơn. Khi cần thì anh em chỉ cần thay lớp trấu bẩn đi bằng lớp trấu sạch mới.

Vi khuẩn bên ngoài chuồng trại từ gà trưởng thành cũng có thể xâm nhập vào chuồng úm của gà con. Vì vậy, để phòng bệnh gà con tốt nhất các sư kê cũng nên vệ sinh chuồng trại của gà trưởng thành thường xuyên hơn.
Vệ sinh công cụ cho gà ăn , uống cũng là 1 cách giúp cho môi trường xung quanh gà con úm được sạch sẽ nhất. Không nên để thức ăn thừa trong máng, nước thừa từ hôm trước phải đổ đi. Nếu gà con ăn, uống phải sẽ dễ bị ngộ độc.
Tiêm vacxin theo lịch cho gà con
Cách phòng bệnh gà con không thể bỏ qua đó chính là việc tiêm các loại vacxin phòng ngừa bệnh tật cho gà con. Đặc biệt là trong thời kỳ gà con mới nở, nếu được tiêm đầy đủ các mũi vacxin sẽ giúp cho cơ thể gà con sinh ra đề kháng chống lại các loại bệnh cơ bản thường gặp sau này như: thương hàn, tiêu chảy, khô chân,…

Phòng bệnh gà con bằng cách tiêm vacxin sẽ theo lịch của bác sĩ thú y, thường thì từ 7 đến 10 ngày, anh em nên cho gà con tiêm mũi chống Gumboro, khoảng 20 ngày thì tiêm mũi chống Newcastle, gà khoảng 7 ngày có thể tiêm vacxin chống đậu, cuối cùng là tiêm vacxin chống dịch cúm gia cầm.
Ngoài ra, còn rất nhiều các loại vacxin khác, sư kê có thể tiêm các mũi dịch vụ cho gà con để phòng tránh nhiều bệnh khác nữa. Anh em sư kê nên quan tâm đến lịch tiêm của gà để không bị bỏ sót bất cứ 1 mũi tiêm nào nhé.
Kết luận
Như vậy, việc phòng bệnh gà con là vô cùng cần thiết và quan trọng để giúp cho các chiến kê ngay từ nhỏ đã được bảo vệ trước các căn bệnh nguy hiểm. Với những kiến thức hữu ích chúng tôi chia sẻ trên đây, mong là các sư kê đã nắm bắt thêm một số kinh nghiệm để phòng bệnh cho gà con hiệu quả nhất. Chúc anh em luôn thành công trong sự kiện nuôi dưỡng chiến kê của mình nhé.